Giải Pháp IELTS Cho Người Mất Gốc

Các bước giúp cải thiện BAND điểm trong IELTS Reading

Chào các bạn, bạn có đang gặp khó khăn trong quá trình nâng band điểm của phần thi IELTS Reading không? Nếu có thì bài viết dưới đây là đặc biệt dành riêng cho bạn. Bài viết này IELTS Lingo muốn chia sẻ đến các bạn các bước giúp cải thiện band điểm trong IELTS Reading, cùng Lingo tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

Bạn nên sử dụng bút mực hay bút chì trong kỳ thi IELTS?

Phương pháp luyện IELTS Reading – dành cho người lười

buoc-cai-thien-band-diem

Bước 1: Xác định giới hạn từ & keywords

Đọc kỹ câu hỏi trước khi đọc bài đọc, xác định giới hạn từ & keywords

Việc đọc câu hỏi trước sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về bài đọc. Nếu bạn có một cái nhìn khái quát trước, việc bạn tiếp nhận nội dung về bài đọc sẽ đơn giản hơn nhiều. Việc đọc câu hỏi trước giúp bạn chọn lọc nội dung, bỏ qua những phần nội dung không quan trọng, không có trọng tâm, chỉ đọc những nội dung phục vụ trả lời cho câu hỏi. Đây chính là ưu thế khoanh vùng nội dung mà việc đọc câu hỏi trước mang lại cho bạn.

Các bạn cần để ý vào yêu cầu của đề bài trong việc giới hạn số từ được điền trong đáp án. Nếu câu hỏi yêu cầu bạn rằng “NO MORE THAN 3 WORDS” thì bắt buộc bạn phải điền từ 3 từ trở xuống, nếu điền 4 từ thì câu trả lời của bạn sẽ bị sai và bạn sẽ mất điểm. Thêm nữa các bạn hãy nhớ gạch chân KEYWORDS, nếu không, việc bạn quên luôn câu hỏi đó yêu cầu gì sẽ thường xuyên xảy ra. Bởi, xung quanh một câu hỏi luôn có các thông tin gây nhiễu, không quan trọng, làm ảnh hưởng đến việc ghi nhớ của bạn.

Bước 2: Bạn không cần hiểu 100% cả bài đọc

Để tăng điểm Reading IELTS, bạn cần nắm rõ nội dung cốt lõi của câu hỏi để định vị phạm vi trả lời câu hỏi đó trong bài và không cần phải cố hiểu 100% bài Reading.

Sau khi đã highlight keywords trong câu hỏi, bắt buộc bạn phải đọc bài sơ qua, và phải khoanh vùng đoạn nào trong bài đọc để trả lời câu hỏi đó.

Quy luật của IELTS READING là câu trả lời của câu hỏi sẽ theo thứ tự của câu hỏi (tức là đáp án của câu 1 sẽ nằm trên đáp án câu 2, đáp án câu 3 sẽ nằm dưới đáp án câu 2.)

Chú ý: Các bạn nên phân tích và highlight keywords của toàn bộ câu hỏi chứ không nên tách riêng lẻ từng phần câu hỏi. Lí do là vì trong một bộ câu hỏi của từng dạng thứ tự đáp án trong bài Passage sẽ đi theo thứ tự của câu hỏi, nhưng mà chưa chắc thứ tự của cả bộ câu hỏi 1-7 sẽ nằm trên bộ câu hỏi 8-13.

Tức là, chắc chắn trong Questions 1–7 câu 1 sẽ nằm trên câu 2, câu 2 sẽ nằm trên câu 3, câu 4 sẽ nằm trên câu 7. Tương tự ở Questions 8–13 câu 8 sẽ nằm đầu tiên, sau đó đến câu số 9, câu số 13 sẽ nằm phía cuối cùng. Tuy nhiên, chưa chắc Questions 1–7 sẽ hoàn toàn nằm trên Questions 8–13. Có khả năng là Questions 1–7 sẽ nằm phía dưới cùng, và đảo Questions 8–13 lên đầu tiên

→ Các bạn cần luyện tập khả năng Skim xem câu nào ở đoạn nào để có thể tăng điểm Reading IELTS dễ dàng hơn!

→ Highlight keywords: nhất định phải highlight và đọc siêu siêu kĩ toàn bộ các câu hỏi, chứ đừng đọc riêng lẻ từng câu nhé!

Bước 3: Đọc Title và headline của từng đoạn

Đọc Title, và headline của từng đoạn để nắm sơ qua nội dung chính của bài để có thể dễ dàng tăng điểm Reading IELTS

Cũng như trong IELTS Writing, một đoạn passage của IELTS READING sẽ tuân theo bố cục như sau:

  • Câu main idea

  • Câu supporting idea

  • Câu ví dụ

Vì vậy các bạn nên đọc kỹ title, subtitle để có thể hiểu sơ qua nội dung chính của đoạn passage.

Bước 4: Đọc từ trên xuống và dò

Đọc bài Reading từ trên xuống dưới, vừa đọc vừa dò xem đoạn văn đó sẽ có chứa đáp án của câu nào & Gạch chân những ý quan trọng.

Trong bước này để có thể tăng điểm Reading IELTS, 1 kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải có là SKIMMING

  1. Skimming là đọc lướt nhanh nội dung của một bài đọc trong thời gian ngắn để nắm được ý chính cũng như cách bố cục thông tin trong bài. Kỹ năng skimming giúp bạn nắm được nội dung chính của bài một cách nhanh nhất trong khi để trả lời câu hỏi bạn cần những chi tiết nhỏ trong bài đọc.
  2. Các bước cần phải có trong skimming:
  • Đọc phần title của bài viết cũng như subtitle để tìm ra được nội dung của bài đọc. (Subtitle chính là phần in nghiêng dưới tiêu đề, nó nằm ngay đầu đoạn text).

  • Đọc đoạn mở đầu đến đoạn cuối cùng để xác định được nội dung chính trong bài viết. Đọc các câu chủ đề của từng đoạn, các câu chủ đề này thường là câu đầu tiên của bài text. Nhưng đôi khi đoạn văn lại được mở đầu bằng câu hỏi hay câu dẫn dắt, thì khi đó topic sentence lại thường nằm cuối đoạn text.

  • Nếu có tranh hay sơ đồ trong bài đọc, hãy lướt thật nhanh qua bức tranh đó.

  • Khi gặp từ mới mà nó không nằm ở đoạn có chứa câu trả lời cần tìm, đoán nghĩa rất nhanh theo ngữ cảnh và nhanh chóng bỏ qua.

Gạch chân các ý quan trọng

Nếu bạn quên không gạch chân các ý chính, sau khi bạn đọc xong, bạn có thể bị lạc mất thông tin trong khi tìm kiếm lại các ý chính đó. Việc gạch chân này có hai mặt lợi:

  • Khi bạn muốn check lại đáp án của một câu hỏi, bạn không cần phải scan từ đầu mà chỉ nhìn lại phần mình đã gạch chân và focus vào thông tin liên quan đến câu hỏi đó.

  • Bạn biết rằng thông tin được gạch chân đã được sử dụng và thường mỗi mẩu thông tin như vậy chỉ trả lời cho 1 câu hỏi.

Bước 5: Khoanh vùng phần nghi ngờ có đáp án

Bước tiếp theo để bạn có thể tăng điểm Reading IELTS của mình đó là trong lúc đọc, nếu nghi ngờ đoạn văn đó có chứa đáp án của câu nào thì quay lại bảng câu hỏi đọc lại câu hỏi để khoanh vùng được câu trả lời. Phải Khoanh vùng được đáp án câu trả lời

Trong bước 5 này, kĩ năng bạn cần phải có là SCANNING

  • Scanning là lướt thật nhanh bài đọc mà không quan tâm đến nội dung của bài đọc là gì. Thay vào đó, mục đích chính của việc scan là tìm những keywords chính trong câu hỏi để từ đó bạn có thể tìm ra câu trả lời tương ứng cho nó.
    Áp dụng khi cần tìm tên riêng, số liệu, ngày tháng, hoặc các cụm từ mà không cần nắm được nội dung của bài text. Đó đồng thời cũng là những thông tin dễ dàng tìm kiếm nhất để giúp định vị nhanh chóng vị trí có chứa đáp án cho câu hỏi.

Các bước cần có khi scanning?

  1. Bước 1: Đọc câu hỏi và xác định từ keywords chính trong câu hỏi – thường là tên riêng, số liệu, ngày tháng, các từ chuyên ngành….

  2. Bước 2: Luôn luôn ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang tìm kiếm thông tin gì để não bộ và mắt của bạn tập trung vào đúng thông tin đó.

  3. Bước 3: Bạn cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết theo trí nhớ có được sau phần skimming và “quét” một lượt để định vị chính xác vị trí của thông tin cần tìm. Thông tin có thể được sắp xếp theo thứ tự thời gian vì vậy bạn có thể căn cứ vào điều này để xác định dễ dàng hơn nếu đang scan thông tin liên quan đến ngày tháng năm.

  4. Bước 4: Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông tin đó để hiểu được thông tin mà tác giả chia sẻ với người đọc và trả lời câu hỏi.

Bước 6: Đọc kỹ khu vực đã khoanh vùng

Sau khi đã khoanh vùng được đáp án nằm ở đoạn nào, các bạn hãy đọc THẬT KĨ đoạn đó để tìm ra đáp án. Sau khi bạn đã dùng Skimming để hiểu nội dung chính của bài, Scanning để định vị 1 đoạn văn chứa đáp án của câu hỏi nào đó, bây giờ để bạn tìm ra được đáp án đúng, bạn phải đọc siêu siêu kĩ bài text reading đoạn mà bạn đã khoanh vùng đó mục đích là để tìm cho ra đáp án!

Bước 7: Chọn bỏ qua đừng cố quá

Nếu câu nào làm không được thì BỎ QUA, Không dành quá nhiều thời gian cho 1 câu hỏi. Nếu đã 2 phút đồng hồ trôi qua và các bạn vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi nào đó, hãy bỏ qua và chúng ta sẽ quay trở lại với câu hỏi này vào cuối giờ, hoặc có thể là random luôn chứ đừng làm đi làm lại 1 câu nhé. Thực chất là trong đề thi IELTS, có một số câu hỏi rất dễ đọc là làm được luôn, nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho câu khó để đến cuối giờ không có đủ thời gian cho câu hỏi dễ thì rất phí.

Bước 8: Transfer câu trả lời ngay

Luôn mặc định làm tới đâu chuyển đáp án vào tờ answer sheet đến đó, không đợi tới hết giờ rồi mới chuyển. Hoặc là tới bộ câu hỏi nào đó là phải chuyển đáp án!

Bạn nên nhớ, khác với IELTS LISTENING sẽ có hẳn 10 phút cuối cho bạn chuyển đáp án vào tờ answer sheet, IELTS READING trong vòng 60 phút đó sẽ bao gồm việc bạn làm và chuyển đáp án, tức sau 60 phút bạn sẽ nộp bài cho giám khảo. Nên lời khuyên là làm được câu nào chuyển đáp án câu đó vào Answer Sheet nhé, hoặc ít nhất làm 1 dạng câu hỏi ví dụ như Yes No Not Given xong thì nhất định là phải chuyển hết đáp án phần đó vào!

Bước 9: Luôn dành thời gian check lại các đáp án

Bạn phải hiểu rằng examiner chỉ cầm tờ answer sheet của bạn lên và chấm, không chấm đề của bạn hay gì gì cả, nên nếu đáp án trong tờ answer sheet của bạn sai hay viết thiếu, viết nhầm, đọc không ra thì đồng nghĩa với mất điểm câu đó. Nên luôn luôn dành 5 phút check lại tờ Answer sheet của mình, xem có bị sót câu nào không, có chép đáp án bị nhảy câu không, hay điền thiếu đáp án câu nào không

Bạn cần check lại:

  • Đáp án của bạn đã được điền đúng câu hay chưa, đảm bảo không chép nhầm. Lỗi sai hay mắc nhất là viết sai vị trí đáp án. Bởi chỉ cần các bạn điền sai thứ tự một câu trong answer sheet, các câu tiếp theo cứ thế bị lệch ra khỏi đường ray, và cứ thế, câu hỏi một đằng nhưng đáp án lại một nẻo.

  • Check số ít, số nhiều, loại từ danh, tính, động, trạng ra sao để xem từ mình chọn có thích hợp với ngữ cảnh bài đọc hay không, đáp án có hợp lý không

Bước 10 (áp dụng khi luyện thi IELTS): Note lại từ mới và xem lại thường xuyên

Sau khi đã làm xong bài, bắt buộc là phải note lại từ mới & xem đi xem lại những từ đó thường xuyên

Lưu ý:

  • Luôn nhớ, thứ tự của của câu hỏi trong 1 bài IELTS READING là sẽ theo thứ tự từ trên xuống dưới. Tức là đáp án câu 1 sẽ nằm trên đáp án câu 2, câu 3. Vậy nên nếu các em đã tìm được và khoanh vùng đáp án câu 3 mà vẫn chưa tìm ra đáp án câu 1 thì các em phải hiểu đáp án câu 1 nó sẽ phải nằm trên đáp án câu 3 nhé!

  • Trong đầu, luôn phải tự nhủ, IELTS READING là một cuộc chiến của Synonym, Paraphrase và Từ trái nghĩa, tức là luôn check xem những từ trong bài đọc nó có phải là từ đã được paraphrase lại trong bộ câu hỏi hay không

  • Phải nắm kĩ quy trình tạo ra 1 bài Reading IELTS là như thế nào: Người ra đề sẽ chọn lấy một bài đọc ngắn bất kì từ các nguồn họ cảm thấy phù hợp rồi sau đó sẽ dựa vào đó cho ra những câu hỏi. Nếu chỉ đơn giản sao chép từ đầu tới cuối thì thật quá dễ dàng cho các thí sinh rồi. Do vậy, giám khảo phải dùng những từ đồng nghĩa và cấu trúc câu tương đương rồi thay thế chúng cho form cũ để nâng cấp độ khó của đề thi, có như vậy chúng ta mới có thể bắt gặp hàng loạt các câu hỏi “khó nhằn” như mỗi lần luyện đề hay làm bài thi chứ.

Nguồn: LangGo

🔥IELTS LINGO – GIẢI PHÁP IELTS CHO NGƯỜI LƯỜI 🔥

ℹ️LINGO CONNECTORℹ️

🏘CN1: 195/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, p 17, Q. Bình Thạnh.

☎️ Hotline/Zalo: 0976461778 – 0933 848596

🏘 CN2: 563 Tô Ngọc Vân, p Tam Phú, TP Thủ Đức

☎️ Hotline: 0286 654 6678

🏘 CN3: 79 Long Khánh 3, P. Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

☎️ Hotline: 0582 388 388

🌎Website: https://lingoconnector.edu.vn

#lingoconnector #studyenglish #ieltsgeneral

#tiếng_anh_cho_người_định_cư #luyện_thi_ielts

#luyện_thi_toeic #business_english #tieng_anh_tre_em

#ieltslingo #anhngulingo

Thiết kế website bởi webmoi.vn