Giải Pháp IELTS Cho Người Mất Gốc

4 PHƯƠNG PHÁP GIÚP CÓ NHIỀU Ý TƯỞNG HƠN KHI VIẾT IELTS GENERAL

Đề thi IELTS Writings Task 2 General thường xoay quanh những vấn đề về xã hội, kinh tế, đời sống. Để có thể tự tin trình bày các quan điểm, suy nghĩ của mình mà không bị bí ý tưởng, các bạn sĩ tử cần phải liên tục trau dồi kiến thức, thông tin. Bài viết dưới đây, IELTS LINGO gửi tới bạn 4 phương pháp để trau dồi IDEA cho bài IELTS Writing nói riêng và đề thi IELTS nói chung.
Bước 1: Lập dàn ý
1.Có nên dành thời gian để lập dàn ý cho IELTS Writing Task 2?
Hơn một nửa số điểm trong thang IELTS Writing Task 2 đến từ 2 tiêu chí Task Response và Coherence and Cohesion. Do đó lập dàn ý giúp bài viết nhất quán và không lạc đề, tránh bị lẫn lộn chồng chéo ý tưởng.
2.Bao nhiêu phút cho việc lập dàn ý là đủ?
Trung bình dành 7-10 phút là thời gian lí tưởng để lên một dàn ý chi tiết. Hãy sắp xếp các luận điểm một cách hợp lí, không nên chỉnh sửa dàn lí khi viết bài
3.Dàn ý của bạn sẽ bao gồm những gì?

  • “Khung xương” chính cho cả bài: Sắp xếp các ý tưởng theo một trình tự logic, giúp bài Writing mạch lạc rõ ràng và không bị mất điểm Coherence and Cohesion
  • Những ý tưởng chính: Khi lập dàn ý, sẽ có vô vàn ý tưởng xuất hiện, tuy nhiên không thể ôm hết mà cần chọn lọc ra những luận điểm tốt nhất.

4.Các bước để lập dàn ý thành công?

  1. Đọc câu hỏi, xác định kỹ đề
  2. Viết outline
  3. Nghĩ ra ý tưởng
  4. Chọn lọc và sắp xếp hợp lí
  5. Kiểm tra và chỉnh sửa

Bước 2: Tìm ý và phát triển ý tưởng thông qua cấu trúc Main idea -> why (supporting ideas) -> Example (expand supporting ideas)
Công thức chung để bạn có thể mở rộng tất cả các ý tưởng của mình như sau: main idea -> why (supporting ideas) -> Example (expand supporting ideas)
Hãy bắt đầu từ một ví dụ với chủ đề quen thuộc: travel
Main idea của bạn trong một đoạn văn có thể là: Travelling enriches your knowledge of cultures.
Từ main idea này bạn hãy tự hỏi mình câu hỏi why và brainstorm các phương án trả lời giải thích cho main idea đó. Câu trả lời của bạn có thể là: Travellers visit many countries and regions and get the opportunity to meet different people from different places. As they spend time with local people, they learn more about their life, habits as well as their language and other symbolic signs.
Để lấy ví dụ cho ý trên, bạn có thể lấy ví dụ về bản thân mình: My visit to Japan gave me the chance to learn about Janpanese working culture and I realize that they are utterly committed to their job to a point where they can put aside their personal life.
Như vậy, qua 3 bước triển khai ý cho đoạn văn về chủ đề travelling, bạn có đoạn văn sau:
“Travelling enriches your knowledge of cultures. Travellers visit many countries and regions and get the opportunity to meet different people from different places. As they spend time with local people, they learn more about their life, habits as well as their language and other symbolic signs. My visit to Japan gave me the chance to learn about Janpanese working culture and I realize that they are utterly committed to their job to a point where they can put aside their personal life.”
Bạn có thể lặp lại câu hỏi Why nhiều lần để khai thác sâu hơn và cụ thể hơn về vấn đề của đoạn văn. Tương tự với các main ideas khác, bạn cũng có thể dùng mô hình này để triển khai ý một cách nhanh chóng và dễ dàng trong bài thi của mình, tránh tình trạng bị cạn ý tưởng.
Bước 3: Tìm và mở rộng ý tưởng thông qua Brainstorm
Có rất nhiều cách tiếp cận khi viết, với mỗi đề bài lại có các cách khác nhau. Nhưng tổng hợp lại, chúng ta sẽ có 3 phương án chính có thể xoay sở với mọi thể loại dạng đề

  1. Brainstorm ý qua việc phân tích các nhóm đối tượng

Phương pháp này khá đơn giản, dựa trên việc phân tích các nhóm đối tượng rồi đưa ra ý tưởng. Trong nhiều đề bài thường nhắc đến đến các nhóm đối tượng như giới trẻ, gia đình, chính phủ, hay khách du lịch… Do đó, bạn có thể phân tích và xây dựng các ý tưởng trên các góc nhìn vào các thành phần xã hội khác nhau này. Với cách suy nghĩ này không chỉ giúp bạn dễ dàng triển khai mà còn giúp bài viết mạch lạc và rõ ràng hơn.
Ví dụ việc phát triển ý tưởng dựa trên các nhóm đối tượng
E.g: Đề bài hỏi như sau: “Reducing global environmental damage should be handled by governments rather than individuals. To what extent do you agree or disagree?”
Ngay lập tức có thể thấy đề bài nhắc đến 2 nhóm đối tượng chính đó là chính phủ (government) và người dân (individuals), do đó bạn có thể brainstorm ý tưởng qua việc phân tích 2 nhóm đối tượng này. Dạng bài opinion này mình nên phân tích cả 2 mặt sẽ có nhiều ý tưởng hơn là nghiên về hoàn toàn một nhóm. Nghĩa là cả chính phủ và người dân đều phải có trách nhiệm trong việc giảm chất gây hại vào môi trường toàn cầu và bảo vệ nó. Vì vậy, mình sẽ liệt kê các ý mà chính phủ và người dân có thể làm để giảm chất thải và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Đối với chính phủ (Government):

  • Introduce laws to limit emissions from factories.
  • Force companies to use renewable energy from solar, wind or water power.
  • Impose ‘green taxes’ on drivers and airline companies.

Đối với người dân:

  • Take a bus rather than driving or riding to work.
  • Use reusable bags when going shopping.
  • Never throw waste into the environment.
  • Plant more trees and reduce deforestation at the same time.

Sau khi phân tích 2 nhóm đối tượng chính là chính phủ và người dân, mình sẽ bắt đầu sắp xếp thành 2 đoạn văn trong thân bài, với mỗi đoạn ứng với một đối tượng. Cuối cùng, cách làm này giúp cho bài Writing đủ ý, dòng văn mạch lạc rõ ràng, tránh bị thiếu sót hay bí ý tưởng.

  1. Brainstorm ý dựa vào các khía cạnh

Một hướng đi khác khi gặp 1 vấn đề nào đó, bạn hãy kết nối với các khía cạnh như kinh tế, sức khỏe, tâm lý, giáo dục, môi trường, công nghệ, giải trí, văn hóa… Với mỗi chủ đề liên quan, bạn đã có thể viết thành 1 luận điểm.
Để khai thác sâu hơn nữa, hãy xoay quanh các câu hỏi “vì sao”, “như thế nào” và gắn liền với dẫn chứng. Thử áp dụng ví dụ trên cho phương pháp này, bạn có thể phân tích theo các yếu tố sau:
– Kinh tế: thu nhập cao

  • Tại sao: Thành phố lớn là nơi tập trung nhiều công ty, nhà máy lớn nên sẽ có nhiều cơ hội xin việc với mức lương tốt.
  • Như thế nào: Thành phố là mũi nhọn phát triển kinh tế 1 đất nước, nhà nước đầu tư phát triển và là nơi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
  • Ví dụ: Một người bạn làm ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, lương rất cao.

– Giáo dục:

  • Tại sao: Thành phố lớn có nhiều trường đại học lớn
  • Như thế nào: Có nhiều cơ hội học tập hơn, có thể xin được các suất học bổng đi du học, tiếp xúc với nhiều điều bổ ích.
  • Ví dụ: Sau khi tốt nghiệp cấp 3, các bạn học sinh đều thi đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, học đại học sẽ có cơ hội tìm được việc làm tốt.

– Giải trí:

  • Tại sao: ở thành phố lớn có nhiều dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân
  • Như thế nào: thành phố có nhiều rạp chiếu phim, các chương trình ca nhạc quy mô lớn, các trung tâm thương mại…
  • Ví dụ: Sau những giờ làm việc căng thẳng, mọi người ở các thành phố lớn thường tụ tập bạn bè đi nghe nhạc tại phòng trà, hoặc đi xem phim vào cuối tuần.
  1. Brainstorm ý qua 5 từ để hỏi

Trong tiếng anh có rất nhiều các từ để hỏi, nhưng chúng ta chỉ tập trung vào 5 từ để hỏi sau: Why/ What/ Who/ Where/ How để làm ra kết quả tốt nhất.
Khi đọc kỹ 1 đề bài bạn sẽ cần phải tự đặt các câu hỏi tại sao lại như vậy, hay là đề bài đang muốn nhắm đến là ai… Bằng cách phân tích và đặt ra các câu hỏi như vậy, tức là bạn đang áp dụng phương pháp phân tích 5 từ để hỏi ở trên đó. Và đó cũng là cách giúp bạn hoàn thành xong bước phát triển các ý cho bài.
Ví dụ có đề bài như sau:
E.g: Customers are faced with increasing number of advertisements from competing companies. To what extent do you think are consumers influenced by advertisements? What measures can be taken to protect them?
Với đề bài này, mình sẽ phân tích dựa vào phương pháp phân tích 5 từ để hỏi như sau:
WHO: (ai là đối tượng cho việc công ty tăng số lượng quảng cáo?) Customers
WHY: (tại sao quảng cáo gây hại cho người tiêu dùng?)

  • Consumers can make purchase without thinking and waste money for what they do not really need.
  • Consumers have to pay for very high price including advertising cost.

HOW: (bằng cách nào người tiêu dùng có thể được bảo vệ?)

  • Consumers have to raise knowledge to make wise purchase
  • Government applies standardized prices for the same products of all brands.

Lưu ý là chúng ta không cần phải phân tích tất cả các dạng câu hỏi khi brainstorm ý tưởng. Bạn chỉ cần đặt ra các câu hỏi có liên quan đến đề bài và có thể dễ dàng triển khai được thôi. Như ví dụ trên, mình cũng chỉ đưa ra 3 câu hỏi để phát triển ý tưởng cho phần body của mình. Qua việc phân tích các câu hỏi trên, bạn có thể thấy rằng với việc trả lời 2 câu hỏi Why và How, mình đã hoàn thành xong được các ý cho 2 đoạn thân bài rồi đấy. Đoạn thân bài thứ nhất là về ảnh hưởng của quảng cáo vào người tiêu dùng. Và đoạn thứ hai là các biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng.
Kết thúc bài chia sẻ ngày hôm nay, mình hy vọng rằng Lingo Connectorsẽ giúp ích cho việc học IELTS của bạn, và qua đó bạn có thể áp dụng chúng vào các đề khác nhau của bài viết Writing task 2.
Bước 4: Học thuộc IDEAS và TỪ VỰNG của những TOPIC thường xuyên được ra thi trong IELTS Writing
Có những chủ đề hay gặp nhất trong kì thi và bạn cần học các từ vựng theo các chủ đề này. Vốn từ của bạn càng phong phú thì các ý bạn diễn đạt càng suôn sẻ hơn, chia sẻ cho các bạn bộ tài liệu IDEAS FOR IELTS rất hay và cần thiết giúp bạn bổ sung ý tưởng trong IELTS WRITING
Tham khảo thêm: 8 cách triển khai ý thường gặp cho IELTS Writing

  1. Narrow down topic

Khi gặp những đề bài khó nhai, nằm ngoài tầm hiểu biết hay quá chung chung, thì cố gắng dẫn dắt thu hẹp về những gì gần gũi với bản thân

  1. Cause & Effect

Đây là hướng đi dễ dàng áp dụng tốt với 95% các dạng đề bài. Bằng cách tự đặt những câu hỏi như: Vì sao công nghệ làm tăng khoảng cách giàu, nghèo? Công nghệ phát triển nhanh gây ra hậu quả gì đối với người nghèo?

  1. Think of the opposite view

Cách tiếp cận này rất hay và dễ thuyết phục người nghe. Hãy đứng nhìn về cả 2 phía để brainstorm ideas xem sao nhé. Hơn nữa, sắp xếp theo cách agree-disagree-agree sẽ dễ thuyết phục và dễ điểm cao hơn.

  1. Compare & Contrast

So sánh các luận điểm hay sự việc có tính chất đối lập hoặc tương đồng, để làm nổi bật hơn ý tưởng của bài viết

  1. Give example

Thông thường mình sẽ sắp xếp main idea trước, rồi đến supporting ideas và cuối cùng là examples. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng nên thử đảo ngược trình tự thử xem, biết đâu sẽ có hiệu quả gấp nhiều lần.

  1. Advantage & Disadvantage

Liệt kê lợi và hại của 1 vấn đề từ đó ta có thể đưa ra ý kiến đồng tình hay không đồng tình.

  1. Problem & Solution

Phương án dành cho bạn nào quá “bí”. Nêu lên Problem, kèm Solution có thể là supporting ideas hoặc là ý để chốt lại đoạn văn.

  1. Hypothesise

Đặt giả thuyết nếu việc gì đó xảy ra thì hậu quả/ kết quả sẽ là gì? Nếu việc gì đó không xảy ra thì sao?

 

Thiết kế website bởi webmoi.vn