Trong bài thi IELTS. Idoms và Phrasal Verbs là một trong những thành phần từ vừng được sử dụng trong bài làm rất nhiều, việc áp dụng hai loại từ này sẽ giúp cho bài làm của bạn trở nên đa dạng, từ đó nâng cao số điểm của bạn. Hãy cùng tham khảo xem những những ứng dụng của Idioms khi kết hợp với Phrasal Verbs nhé!
Phrasal Verbs là gì?
Phrasal verb là một nhóm các từ đóng vai trò như 1 động từ trong câu, bao gồm 1 động từ kết hợp 1 giới từ và/hoặc 1 trạng từ. Những giới từ và trạng từ này còn được gọi là tiểu từ (particle), tức những từ có chức năng ngữ pháp nhưng không thuộc các nhóm từ chính và không thể thay đổi hình thái.
Cấu trúc: Phrasal Verb = Verb + Particle (Preposition/Adverb) |
- Take down = động từ “take” + tiểu từ “down” (loại bỏ).
- Cut back on = động từ “cut” + tiểu từ “back” + tiểu từ “on” (cắt giảm).
Xem thêm: Phrasal Verbs Với Get & Take
Một sốIdioms kết hợp với phrasal verbs
1. Let off steam
Nghĩa là Nghỉ xả hơi bằng một việc gì đó để thoát khỏi sự căng thẳng
Trong đó, cụm “let off” có nghĩa là “thất bại trong việc trừng phạt ai”, từ “steam” có nghĩa là “hơi nước”. Tuy nhiên, khi 3 từ này đi chung với nhau thì sẽ tạo thành một thành ngữ mang nghĩa hoàn toàn khác.
Lưu ý : động từ “let” sẽ được chia theo thể phù hợp (thêm ‘s’ thành ‘lets’ hoặc giữ nguyên bởi vì đây là động từ bất quy tắc “let-let-let”) phụ thuộc vào đặc điểm ngữ pháp của câu. Hai từ còn lại là “off steam” sẽ luôn luôn được giữ nguyên mẫu.
EX: I tend to go for a walk at a park near my house to let off steam.
2. Get on like a house on fire
Định nghĩa: hai người nào đó rất thích nhau và trở thành bạn với nhau rất nhanh chóng – tức là họ có một mối quan hệ cực kỳ tốt với nhau.
Cụm động từ “get on” và cụm từ “like a house on fire”. Trong đó, cụm “get on” có tới tận 4 tầng nghĩa chính như sau:
- Có một mối quan hệ tốt với ai đó .
- Xoay sở hay giải quyết thành công một vấn đề nào hoặc tình huống nào đó.
- Tiếp tục làm một việc nào đó (liên quan đến công việc).
- Ai đó già đi.
Còn cụm từ “like a house on fire” có nghĩa là “giống như một căn nhà đang bị cháy”. Tuy nhiên, khi 2 cụm từ này đi chung với nhau thì sẽ tạo thành một thành ngữ mang nghĩa hoàn toàn khác.
Lưu ý: động từ “get” sẽ được chia theo thể phù hợp (thêm ‘s’ thành ‘gets’ hoặc ở dạng ‘get-got-gotten’ bởi vì đây là động từ bất quy tắc) phụ thuộc vào đặc điểm ngữ pháp của câu. Cụm từ còn lại là “like a house on fire” sẽ luôn luôn được giữ nguyên mẫu.
Ex: He and I get on like a house on fire, and to be perfectly honest, I just cannot even remember the last time we had a quarrel.
3. Make up one’s mind
Định nghĩa: quyết định làm gì hoặc chọn một thứ gì đó
Trong đó, cụm “make up” có nghĩa là “tha thứ cho ai đó và thân thiện với họ trở lại sau một cuộc tranh cãi hoặc bất đồng”, còn cụm từ “one’s mind” có nghĩa là “tâm trí của ai đó”.
Lưu ý : động từ “make” sẽ được chia theo thể phù hợp (thêm ‘s’ thành ‘makes’ hoặc ở 1 trong 3 dạng là “make-made-made” bởi vì đây là động từ bất quy tắc) phụ thuộc vào đặc điểm ngữ pháp của câu. Hai từ còn lại là “one’s mind” thì từ “mind” luôn luôn được giữ nguyên mẫu; trong khi đó, từ “one’s” ở đây sẽ được thay thế bằng tính từ sở hữu phù hợp như là “my, his, her, their và our”.
EX : I have made up my mind to give up smoking.
4. Pull out all the stops
Định nghĩa: làm mọi thứ bạn có thể để đạt được điều gì đó hoặc nỗ lực rất nhiều để làm tốt điều gì đó.
Trong đó, cụm “pull out” có tới tận 2 tầng nghĩa chính như sau:
- Ngừng tham gia vào một hoạt động nào đó.
- Nếu một chiếc xe”pulls out”, nó sẽ bắt đầu di chuyển vào một con đường hoặc một phần khác của con đường.
Còn cụm từ “all the stops” có nghĩa là “tất cả các điểm dừng”. Tuy nhiên, khi 2 cụm từ này đi chung với nhau thì sẽ tạo thành một thành ngữ mang nghĩa hoàn toàn khác.
Lưu ý: động từ “pull” sẽ được chia theo thể phù hợp (thêm ‘s’ thành ‘pulls’ hoặc thêm ‘ed’ thành ‘pulled’ bởi vì đây là động từ có quy tắc) phụ thuộc vào đặc điểm ngữ pháp của câu. Cụm từ còn lại là “all the stops” sẽ luôn luôn được giữ nguyên mẫu.
EX: My friends and I pulled out all the stops for our special project.
5. Get off on the wrong foot
Định nghĩa: Có một khởi đầu tệ hay bắt đầu làm một việc gì đó nhưng thất bại.
Trong đó, cụm “get off” có tới tận 2 tầng nghĩa chính như sau:
- Rời khỏi một nơi, thường là để bắt đầu một cuộc hành trình mới.
- Nghỉ việc khi có sự cho phép, thường là vào cuối ngày.
Còn cụm từ “on the wrong foot” có nghĩa là “nhầm chân”. Tuy nhiên, khi 2 cụm từ này đi chung với nhau thì sẽ tạo thành một thành ngữ mang nghĩa hoàn toàn khác.
Lưu ý: động từ “get” sẽ được chia theo thể phù hợp (thêm ‘s’ thành ‘gets’ hoặc ở 1 trong 3 dạng là “get-got-gotten” bởi vì đây là động từ bất quy tắc) phụ thuộc vào đặc điểm ngữ pháp của câu. Cụm từ còn lại là “on the wrong foot” sẽ luôn luôn được giữ nguyên mẫu.
Ex: Yesterday morning, I got off on the wrong foot by accidentally dropping my lunch into the trashcan.
Trên đây là cách kết hợp giữa Idioms và Phrasal Verbs. Các bạn hãy áp dụng ngay loại từ này vào trong bài viết của mình để nâng cao số điểm nhé! Chúc các bạn thành công.
(Nguồn: IELTS ZIM)